Chăm sóc fanpage là điều thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Với môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như Facebook, việc chăm sóc Fanpage sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn so với đối thủ của mình. Fanpage của doanh nghiệp bạn đã được chăm sóc hay chăm sóc đúng cách hay chưa? Hãy cùng Angel Media tìm hiểu về kế hoạch chăm sóc fanpage hiệu quả.
1. Thực trạng về việc chăm sóc fanpage của các doanh nghiệp.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, nhãn hàng đều mở rộng kinh doanh trên thị trường trực tuyến. Chính vì vậy mà việc sở hữu một trang fanpage phục vụ cho việc quảng bá thương hiệu, thúc đẩy doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có kế hoạch chăm sóc fanpage và chăm sóc fanpage đúng cách.
Các chủ doanh nghiệp thường chỉ đăng hình ảnh và một ít thông tin rất sơ sài lên fanpage, cách làm này chẳng khác nào đăng cho có và “xem thường” khách hàng, dù họ làm đúng là không bỏ bê fanpage nhưng họ cũng vô tình tự đánh mất khách hàng thông qua các bài viết thiếu đầu tư. Một vấn đề khác là chỉ đăng bài bán hàng, ví dụ tên sản phẩm – giá, sản phẩm – giá sale. Cách làm này cũng không đem lại hiệu quả nhiều cho doanh nghiệp vì khách hiện nay họ quan tâm nhiều hơn về lợi ích họ nhận được, về kiến thức qua các bài đăng chứ không chỉ đơn thuần là đồ vật đó có giá bao nhiêu. Điều này cũng sẽ vô tình đẩy khách hàng cho đối thủ cạnh tranh của bạn.
2. Xây dựng kế hoạch chăm sóc fanpage đúng cách
Vậy trước thực trạng này, chăm sóc fanpage như thế nào là đúng cách và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Cùng Angel Media xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc chăm sóc fanpage qua những bước sau đây.
Bước 1: Xác định mục đích tạo lập fanpage
Fanpage của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần để bán hàng. Đây còn là nơi giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu và xây dựng thương hiệu của mình. Hoặc có thể fanpage sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng hay một kênh chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Vậy trước tiên, doanh nghiệp hãy xác định việc tạo lập fanpage trên Facebook nhắm vào mục đích cụ thể gì chứ không phải chung chung là phát triển doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định tiếng nói của doanh nghiệp và thông điệp nhãn hàng.
Sau khi đã xác định được mục đích hoạt động của fanpage, doanh nghiệp cần xác định tiếng nói như một lời tuyên ngôn cho thương hiệu của mình.
Lời tuyên ngôn này sẽ mang đến những thông tin cụ thể như: Doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ gì? Những giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng và điểm nổi bật của doanh nghiệp đối với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời xác định thông điệp mà nhãn hàng muốn truyền tải tới khách hàng của mình.
Bước 3: Định hướng và phát triển nội dung cho fanpage
Để một fanpage hoạt động hiệu quả thông thường bài viết bán hàng chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng số bài viết, 80% còn lại là những bài viết cung cấp thông tin, giá trị, hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc những bài chia sẻ về doanh nghiệp. Các bài đăng nên được lên chủ đề cụ thể, concept phù hợp với đối tượng khách hàng và định hướng nội dung thống nhất.
Với việc định hướng và phát triển nội dung có kế hoạch cụ thể sẽ giúp cho hoạt động fanpage liền mạch hơn, cung cấp đến khách hàng những thông tin cần thiết mà không khiến họ cảm thấy phiền vì quảng cáo quá nhiều. Việc này cũng sẽ giúp doanh nghiệp thoải mái sáng tạo nội dung mới mà không bị bí ý tưởng.
Bước 4: Xây dựng chiến dịch “phủ sóng” nội dung
Bên cạnh việc lên kế hoạch nội dung và tạo ra những bài viết chất lượng, các doanh nghiệp cần tạo lập các chiến dịch nhằm phủ sóng bài viết rộng rãi hơn, tiếp cận với nhiều người dùng hơn.
Đó có thể là tận dụng quảng cáo Facebook, sáng tạo content viral, triển khai các chương trình khuyến mãi, chương trình quà tặng để thu hút sự chú ý. NHững hoạt động này sẽ giúp cho Fanpage của doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu rộng hơn, thu hút lượt tương tác, lượt chuyển đổi và tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp qua lượt like page.
Dù là gián tiếp hay trực tiếp, bạn đều phải lên kế hoạch xây dựng trước nếu không muốn nội dung của fanpage facebook bạn đăng tải lên mà chẳng người nào để ý. Đây cũng là điều cần thiết trong kế hoạch chăm sóc fanpage của bạn.
Bước 5: Quản lý hoạt động của Fanpage
Khi đã làm tốt các bước chăm sóc Fanpage ở trên, doanh nghiệp cần theo dõi và quản lý hoạt động của fanpage để nắm rõ tình hình hoạt động từ đó tối ưu chỉnh sửa để fanpage hoạt động hiệu quả hơn. Từ lượt thích trang, tương tác bài viết đến những phản hồi, bình luận của khách hàng đều cần được quản lý một cách bài bản như vậy doanh nghiệp sẽ biết được kế hoạch chăm sóc fanpage của mình đã ổn định và đạt hiệu quả hay chưa đồng thời đưa ra định hướng phát triển trong tương lai.
Trên đây là 5 bước chính bạn cần làm trước khi bắt tay vào xây dựng một kế hoạch chăm sóc fanpage facebook cho doanh nghiệp của bạn. Đừng để vuột mất khách hàng tiềm năng chỉ vì fanpage không được chăm sóc chỉn chu, hãy để fanpage giúp bạn biến họ thành khách hàng. Và hãy để Angel Media giúp doanh nghiệp chăm sóc Fanpage hiệu quả.